Thời gian thay dầu truyền nhiệt giúp duy trì hệ thống

5/5 - (1 bình chọn)

Sau một thời gian hoạt động, dầu truyền nhiệt trong hệ thống máy móc thường bị biến tính và lão hóa. Tình trạng này có thể gây ra các sự cố kỹ thuật và ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị. Ngoài ra, việc tiêu tốn nhiều nguyên liệu và năng lượng để gia nhiệt cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Vì vậy, lưu ý về thời gian thay dầu truyền nhiệt là rất quan trọng. Hãy cùng Hồng Dương tìm hiểu chi tiết về thời gian thay dầu truyền nhiệt trong bài viết dưới đây nhé.

I. Thời gian thay dầu truyền nhiệt giúp duy trì hệ thống

Thời gian thay dầu truyền nhiệt
Thời gian thay dầu truyền nhiệt giúp duy trì hệ thống

Thời gian thay dầu truyền nhiệt phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ gia nhiệt, đặc biệt là khi nhiệt độ gia nhiệt cao và biên độ nhiệt độ thay đổi lớn, thì thời gian thay dầu sẽ ngắn hơn. Đối với dầu truyền nhiệt từ các thương hiệu nổi tiếng, nhiệt độ làm việc tối đa không nên vượt quá 300°C đối với dầu gốc khoáng330°C đối với dầu tổng hợp.

Trong quá trình sử dụng, dầu truyền nhiệt thường mất đi dần do bốc hơi và hao mòn, do đó cần thường xuyên kiểm tra và bổ sung dầu mới vào hệ thống. Đảm bảo toàn bộ hệ thống truyền nhiệt được đầy đủ dầu, tránh tình trạng có không khí hoặc oxi xâm nhập vào hệ thống. Sự hiện diện của oxi có thể gây cháy do điểm chớp cháy của dầu thường nằm gần flash point khoảng 230-250°C và oxi hóa dầu có thể tạo ra cặn nhựa độc hại.

Các hệ thống truyền nhiệt mở hoặc bán kín yêu cầu nhiệt độ gia nhiệt của dầu không vượt quá 150°C, vì nếu nhiệt độ quá cao và gặp phải không khí, có thể dẫn đến nguy cơ cháy hoặc hỏa hoạn. Điều này cũng quan trọng khi thêm dầu mới hoặc thay toàn bộ dầu truyền nhiệt, cần gia nhiệt từ từ và không vượt quá 150°C để đẩy không khí ra khỏi hệ thống, tạo ra một môi trường tuần hoàn đóng kín để tránh hiện tượng Cracking – quá nhiệt và lão hóa nhanh chóng của dầu.

Khi dầu truyền nhiệt bị hiện tượng Cracking – quá nhiệt và lão hóa, việc gia nhiệt kéo dài sẽ dẫn đến tiêu tốn nhiên liệu đốt, bay hơi nhanh chóng và tạo cặn trong hệ thống.

Thời gian thay dầu truyền nhiệt

Các hệ thống truyền nhiệt kín cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có rò rỉ dầu ra ngoài, tránh việc nhiệt độ dầu cao bị rò ra ngoài và gặp oxi tạo thành các tia dạng sương gây cháy dầu hoặc hỏa hoạn.

Để xác định thời điểm thay dầu chính xác nhất, người sử dụng có thể yêu cầu bên cung cấp dầu truyền nhiệt thực hiện kiểm tra mẫu dầu đang sử dụng trong hệ thống. Thông thường, khi dầu mất khoảng 20-25% so với dầu mới, thì nên cân nhắc thay mới hoàn toàn.

II. Quy trình thay dầu truyền nhiệt chuẩn nhất

Làm sạch tuyến ống trong hệ thống truyền nhiệt là một quy trình phức tạp do kích thước lớn của hệ thống và tuyến ống dài. Để thực hiện việc này, cần sử dụng các chất tẩy rửa đặc biệt được pha trộn với dầu để tuần hoàn và sử dụng lược thô, lược tinh để lọc cặn bẩn.

1. Quy trình tháo dầu

  • Giảm nhiệt độ hệ thống xuống dưới 50°C hoặc làm cho dầu trở nên đủ lỏng.
  • Tháo dầu từ toàn bộ hệ thống ống dẫn chính, bồn chứa, bộ trao đổi nhiệt và bồn giãn nở bằng khí nén để đảm bảo không còn dầu cũ bên trong.

2. Quy trình xúc dầu

  • Súc rửa hệ thống bằng dầu tẩy rửa để loại bỏ cặn bẩn từ bồn chứa và tuyến ống.
  • Khởi động bơm dầu cho tuần hoàn trong hệ thống và cho dầu chạy qua lọc mà không đốt lò để làm sạch tuyến ống.
  • Sau khi súc rửa hoàn tất, tháo dầu tẩy rửa bằng khí nén.
  • Kiểm tra hệ thống điều khiển an toàn và kiểm tra rò rỉ bằng khí thay vì nước, với áp lực thử không quá 1.5 bar.

3. Quy trình nạp dầu

  • Kiểm tra các cáp điện để đảm bảo an toàn.
  • Kiểm tra các lỗ thông hơi và mở tất cả các van thông hơi để thoát khí khi nạp dầu.
  • Nạp dầu vào bồn chứa hoặc tuyến ống bằng hệ thống bơm dầu ở điểm thấp nhất để tránh không khí xâm nhập vào hệ thống.
  • Đổ dầu đến mức giới hạn thấp nhất cho phép của bồn giãn nở.
  • Cho dầu lưu chuyển trong nhiều giờ, kiểm tra mức dầu, nếu dưới mức thấp nhất, thêm dầu cho đến khi đạt mức thấp nhất của bồn giãn nở.
  • Kiểm tra hệ thống bơm và đảm bảo bơm có áp lực đo và áp lực của áp kế như quy trình hướng dẫn. Nếu đã ổn định, tiến hành vận hành hệ thống.

4. Vận hành thử nghiệm

  • Trong lần chạy thử đầu tiên, nhiệt độ cung cấp chỉ đạt 100°C. Khi đạt nhiệt độ này, ngưng đun lò, tiếp tục xả khí ở các van xả. Chỉ đóng van xả khi đảm bảo không còn khí trong hệ thống.
  • Mở hệ thống thông hơi ở bồn giãn nở từ lúc này vì khi nhiệt độ đạt 100°C, nước bắt đầu bốc hơi.
  • Tiếp tục thực hiện quy trình xả khí nếu bơm đo áp lực và áp lực của áp kế không ổn định.
Thời gian thay dầu truyền nhiệt
Quy trình thay dầu truyền nhiệt

III. Những lưu ý khi sử dụng dầu truyền nhiệt

Thay dầu truyền nhiệt định kỳ là cần thiết để bảo vệ và duy trì hiệu suất hoạt động của hệ thống và kéo dài tuổi thọ của lò dầu. Sử dụng các loại dầu truyền nhiệt như Dầu truyền nhiệt SHL của Hàn Quốc, Dầu truyền nhiệt Shell heat transfer, Castrol, Total, Motul, Mobil, Idemitsu… mà không thay đổi trong thời gian dài có thể dẫn đến tích tụ bụi bẩn và dầu cháy bám vào tuyến ống truyền nhiệt trong quá trình vận hành. Điều này ảnh hưởng đến khả năng truyền nhiệt của tuyến ống và có thể làm suy giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống so với thiết kế ban đầu.

Bên cạnh đó, cặn bám vào tuyến ống có thể gây ra oxy hóa và ăn mòn, gây hại cho hệ thống. Nguy hiểm hơn, cặn có thể bám vào bên trong bơm dầu truyền nhiệt, gây hỏng trục, phớt và hệ thống đường ống. Khi xảy ra sự cố, việc khôi phục và hoạt động lại hệ thống truyền nhiệt sẽ mất nhiều thời gian và công sức. Do đó, việc thay dầu định kỳ không chỉ giữ cho hệ thống hoạt động ổn định mà còn giảm thiểu nguy cơ sự cố và tiết kiệm chi phí bảo trì.

Thời gian thay dầu truyền nhiệt
Những lưu ý khi sử dụng dầu truyền nhiệt

Để nhận được sự tư vấn, báo giá dầu truyền nhiệt và chọn mua sản phẩm dầu truyền nhiệt Shell phù hợp, quý khách hàng có thể liên hệ với Hồng Dương qua các thông tin sau: 

THÔNG TIN LIÊN HỆ 

CÔNG TY TNHH MNS VIỆT NAM

Địa chỉ giao dịch: Số 1086 Nguyễn Khoái, P. Thanh Trì, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.

Điện thoại: 0972 367 535   Fax: (024) 3767 3827

Hotline: 0914 938 635

Email: nguyenquangtruong@mnseco.com

Website: mnseco.com

Facebook Messenger